Đồng bào Jrai (Gia Rai) sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk. Cuộc sống của họ gắn liền với nương rẫy với cây lúa, bắp, đầu cùng những cánh đồng ruộng bên triền đồi núi Tây Nguyên.
Tinh hoa ẩm thực đồng bào Jrai
Người đồng bào Jrai (Gia Rai) bao gồm nhiều nhóm như: Arap, Hdrung, Tbuăn, Mdhur, Chor,…các nhóm địa phương này có chung một nền văn hoá, song mỗi nhóm đều có những nét riêng, độc đáo.
Nguồn sống không dồi dào, nhưng người đồng bào Jrai (Gia Rai) vẫn khéo léo tạo nên cho mình một tinh hoa ẩm thực riêng biệt, không có nơi nào đó được. Hạnh phúc khi được đến với những nơi có đồng bào Jrai (Gia Rai) sinh sống, bạn sẽ hiểu hơn về người dân tộc này, về cách sinh hoạt cũng như những nét đặc trưng trong ẩm thực của họ.
Rượu ghè Jrai hay còn gọi là rượu cần
Đồng bào Jrai (Gia Rai) trước đây làm rẫy là chính còn hiện nay canh tác ruộng nước, chăn nuôi gia đình có: voi, trâu, bò, lợn, gà, chó… Trong đó trâu là vật ngang giá trong việc trao đổi vật quý như chiêng, ché, và hiến sinh trong lễ nghi tín ngưỡng
Bữa cơm người đồng bào Jrai
Tìm hiểu sâu hơn đời sống hằng ngày của người đồng bào Jrai – Gia Rai, bạn sẽ thấy được một bữa cơm của họ vô cùng đơn giản.
Gạo tẻ là lương thực chính, lương thực phụ là ngô. Một bữa cơm hàng ngày cũng khá giống với người Kinh, với cơm tẻ, anh rau, có thể là canh cà đắng, canh mướp,… Đặc biệt, họ sẽ dành một đến hai lần mỗi tuần nấu canh peng (canh thính) hoặc nhăm pung (canh bột).
Đồng bào Jrai trước đây làm rẫy là chính còn hiện nay canh tác ruộng nước, chăn nuôi gia đình có: voi, trâu, bò, lợn, gà, chó… Trong đó trâu là vật ngang giá trong việc trao đổi vật quý như chiêng, ché, và hiến sinh trong lễ nghi tín ngưỡng
Những món ăn hoàn toàn được lấy trong vườn nhà, được chế biến đơn giản nhưng vô cùng đặc sắc. Nó thể hiện được tinh thần và tâm hồn của người đồng bào Jrai.
Gạo tẻ là lương thực chính, lương thực phụ là ngô. Thức ăn có rau các loại như: cà đắng, lá sắn (mỳ), lá và hoa mướp, rau lang, rau rừng đắng, măng, muối ớt; động vật có có thịt gà, cá.
Một thứ gần như là gia vị không thể thiếu của đồng bào Jrai cả trong nấu ăn ngày thường lẫn ngày lễ đó là peng (thính).
Thính được làm từ gạo tẻ, rang vàng, giã nhỏ, để trong ống tre dùng dần. Ngày xưa khi muối còn khan hiếm, người ta đã tự làm ra một loại muối để ăn từ đậu xanh bằng cách đốt vỏ đậu xanh, sau đó lọc lấy nước và dùng thay muối. Gia vị thay bột ngọt là một loại lá rừng có vị ngọt (la jao).
Thưởng thức ẩm thực người đồng bào Jrai
Những món ăn với nguyên liệu thân thuộc, gần gũi. Nhưng với cách chế biến và kết hợp các loại nguyên liệu đặc trưng lại với nhau, nó lại tạo nên những điểm đặc biệt thú vị trong món ăn của đồng bào Jrai.
Món canh thính đồng bào Jrai
Canh thính nấu rất đơn giản, đổ nước đun sôi, bỏ cá đã được làm sạch sẽ vào, nếu là loại cá to phải cắt khúc vừa ăn.
Đun sôi lại một lúc, đến khi cá chín bỏ rau lang hoặc rau rừng đắng, hoặc cà đắng. Canh bột nấu cầu kỳ hơn một chút, xương heo được đun kỹ, sau đó bỏ cà đắng, măng, lá é và thính – Lá é và thính bắt buộc phải có thì mới đúng là canh bột.
Trong các dịp gia đình, dòng họ, buôn làng có lễ hội nhất là trong những dịp lễ cưới, lễ bỏ mả, các món ăn truyền thống bắt buộc như nhăm pung (canh bột), món lap và món tai lŏp.
Món lap thịt đồng bào Jrai

Bạn sẽ khó quên được món lap thịt được luộc sơ qua, băm nhỏ, lòng được làm sạch, luộc riêng, thái nhỏ. Sau khi tất cả đã được sơ chế xong thì trộn lẫn tất cả lại với nhau.
Những loại gia vị đi kèm khiến cho món ăn đậm đà hương vị hơn như thính, tiết sống, ớt, muối, sả, hành, ngò gai,… Dù không quá cầu kỳ và không tốn nhiều thời gian, nhưng chính hương vị được tạo nên từ những nguyên liệu này khiến cho lap thịt thực sự trở nên vô cùng độc đáo.
Đến du lịch Gia Lai bạn sẽ được người dân ở đây thiết đãi món ăn đặc trưng này. Lap thịt uống với một chút rượu sẽ khiến cho món ăn ngon hơn.
Món Tai lŏp đồng bào Jrai
Tai lŏp là món không thể thiếu nếu trong lễ có hiến sinh bò hoặc trâu, đây là món bắt buộc để đãi họ hàng, nếu gia chủ không làm món này thì sẽ bị dân làng coi thường vì không tôn trọng người đến dự lễ.
Tai lŏp được làm từ gan của bò hoặc trâu. Gan được luộc chín, thái miếng bằng ngón tay, ướp gia vị gồm thính, lá chanh, ớt, sả, ngò gai, bột ngọt. Lá xách bò được làm sạch, luộc sơ, quấn với gan đã được ướp.
Tpei - rượu ghè đồng bào Jrai
Tpei – rượu ghè (còn gọi là rượu cần) là một thứ được làm bằng gạo tẻ, gạo được nấu thành cơm rồi trộn với trấu, dàn mỏng rồi phơi. Men rượu được làm từ bột cây rừng. Men được giã nhỏ, rắc trên nia cơm sau đó trộn thêm một lần trấu nữa rồi đổ vào trong ché, lấy lá chuối khô ủ kín.
Sau một tháng mang ra dùng, khi uống lót lá chuối tươi ở trên, đổ nước lã đầy ché. Cần uống rượu được làm bằng thân cây trúc đục rỗng các mắt của cây, cắm xuyên qua các tầng lá xuống đáy ché, uống cạn đến đâu lại chế thêm nước lã đến đó.
Rượu ghè của đồng bào Jrai (Gia Rai) đậm đà như chính tấm lòng của con người nơi đây vậy. Khi uống, các bạn nhớ lót lá chuối tươi ở trên và đổ nước lã đầy ché.
Món Nhăm pung (canh bột) đồng bào Jrai
Nhăm pung (canh bột) trong dịp lễ được nấu cầu kỳ hơn, có lẽ vào những dịp như thế này mọi sản vật từ rừng, từ nhà đều được đưa vào nồi canh bột.
Nồi canh bột trong dịp lễ có môn, mít, đu đủ, bí xanh, đọt mây, hoa chuối (trước đây người ta dùng cả đọt chuối) cùng với xương con vật dùng để hiến tế cho thần linh như bò, heo để nấu chung.
Gạo được ngâm khoảng 30 phút, để ráo nước giã thành bột, la jao được giã chung. Cùng với các gia vị khác như muối, ớt, hành, tỏi, lá é và bột gạo được bỏ vào sau cùng.
Nhăm pung (canh bột) được nấu trong những nồi đồng lớn bởi vì già, trẻ, trai, gái tất cả đều ăn được, người phụ nữ Jrai hầu như để hết tâm huyết vào món ăn này trong các dịp lễ trọng của gia đình, dòng họ và buôn làng.
Đến Gia Lai trải nghiệm ẩm thực Jrai
Nhăm pung, lap, tai lŏp được đựng trong bát, đĩa nếu lễ diễn ra trong nhà hoặc lá chuối hay lá rừng loại to bản khi tổ chức ngoài nghĩa địa, chia thành từng phần cho mỗi người.
Rượu ghè, ngoài việc dâng cúng cho thần linh, rượu cần còn là thức uống không thể thiếu, được coi như trung tâm của cuộc lễ.
Nhờ có men say từ rượu mà người tham dự có thể vừa ăn, vừa uống, vừa thưởng thức những lời hát, điệu múa, đánh chiêng và sau đó họ cũng sẽ bị cuốn hút vào vòng xoang truyền thống của cộng đồng…
Tính chất đa dân tộc này có ảnh hưởng trực tiếp đến phong tục tập quán cũng như thói quen của từng nhóm cộng đồng. Phong tục tập quán của người Jrai cũng có nhiều thay đổi, nhất là ẩm thực.
Các nguyên vật liệu tạo thành món ăn truyền thống như loại nguyên liệu tạo mặn, tạo ngọt đã được thay bằng chất liệu hiện đại muối, bột ngọt mua từ chợ. Cơ cấu món ăn cũng được bổ sung thêm vào các dịp lễ như: lễ cưới, cúng sức khoẻ… có thêm món nộm, món xào của người Kinh.
Du lịch Gia Lai để có cơ hội trải nghiệm cuộc sống, nét sinh hoạt đặc trưng và những món ăn đặc sản của người đồng bào Jrai vô cùng tuyệt vời. Nếu bạn chưa thử uống rượu cần nơi đây, thử món Tai Lop hay canh thính, canh bột của người Jrai thì quả là vô cùng đáng tiếc.
Biên tập: Đi Gia Lai.
Nguồn tham khảo: Ẩm thực truyền thống của người Gia Rai (Tiến sĩ Lương Thanh Sơn - TGDS)
0 Comments